Sau
tai nạn giao thông rồi ai cũng muốn quên đi những điều cần quên, và rồi ai cũng
phải cố gắng, kiên cường để tồn tại và phát triển bản thân/gia đình. Nhưng có một
điều rất nhiều gia đình, nhiều cá nhân thấu hiểu nhưng không biết đến bao giờ họ
được nói lên những điều muốn nói về những suy tư trăn trở, về nỗi đau dai dẳng
do tai nạn giao thông mà chính họ, gia đình họ và toàn xã hội đã – đang – sẽ phải
đối mặt từng giây từng phút.
Chiến
tranh đã qua đi gần nữa thế kỷ, ấy vậy mà hằng năm tại Việt Nam có hơn 9000 người
chết vì tai nạn giao thông. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, trong năm 2014 tai nạn giao
thông giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) và lần
đầu tiên sau nhiều năm tai nạn giao thông đã giảm xuống hơn 9.000 người.
Gần
đây một cán bộ Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết
trong 5 tháng đầu năm, tai nạn giao thông vẫn tiếp tục giảm cả ba tiêu chí về số
vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, theo
số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, (tính từ ngày
16/12/2014 đến 15/5/2015), toàn quốc xảy ra 9.318 vụ tai nạn giao thông, làm chết
3.735 người, làm bị thương 8.554 người. So với cùng kỳ năm 2014, giảm 1.454 vụ
tai nạn (-13,5%), giảm 193 người chết (-4,91%), giảm 2.002 người bị thương
(-18,97%). Vậy tính ra trong một tháng xảy ra hơn 1.863 vụ tai nạn giao thông với
số người chết là 774 người và bị thương là hơn 1.710 người. Ngoài những tai nạn
được thống kế trên, còn đó bao nhiêu vụ tai nạn giao thông mà chúng ta không thể
nào cập nhật đầy đủ được.
Và
rồi chỉ những ai đã từng trãi qua những giây phút đau thương và có tận mắt chứng
kiến những tan thương tột cùng mới hiểu mỗi mạng người mất đi hay tàn phế vì
TNGT. Đến nay, TNGT thật sự là một “quốc nạn” và luôn là thảm họa với mỗi gia
đình. Trong số những người “may mắn” sống sót có biết bao con người sống không
ra sống, chết không ra chết và là nỗi đau khôn nguôi trong lòng những người
cha, người mẹ, người anh, người chị….và toàn xã hội.
Sau
biết bao chủ trương, chính sách được “phát kiến” và “thực thi” nhằm làm giảm số
vụ tai nạn cũng như giảm số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông thì rồi
kết quả là hằng ngày, hằng giờ những gia đình, những con người Việt Nam không
may mắn trong xã hội vẫn phải đối mặt với vô vàn đau thương, mất mác và tột
cùng những nỗi đau.
Nguyên
nhân vì sao? Trách nhiệm thuộc về ai? Hậu quả sẽ như thế nào? ….và vô cùng của
những câu hỏi mà chắc sẽ lâu và rất lâu mới có câu trả lời. Duy chỉ một điều rõ
ràng còn lại là những đắng cay, đau khổ, sự dằn vặt trong tuyệt vọng do hậu quả
của tai nạn giao thông để lại luôn hiện hữu trong bản thân và gia đình của những
người đã không may mắn. Vậy, mọi cá nhân hãy cố gắng “tự” bảo vệ mình và người
thân trước khi mọi thứ quá muộn…Vì rồi đây nguy cơ tai nạn giao thông vẫn luôn hiện
hữu chung quanh chúng ta như một phần của cuộc sống khi mà ở đó mọi thứ đã
không còn là “chính danh”.